I. GIỚI THIỆU VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH LUẬT KINH TẾ
(Mã ngành: 7380107)
Toàn bộ chương trình đào tạo gồm 131 tín chỉ (Không kể giáo dục quốc phòng và giáo dục thể chất). Thời gian đào tạo tối thiểu là 3,5 năm.
Với mục tiêu trang bị cho người học kiến thức cơ bản về pháp luật, về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội; nắm vững kiến thức lý luận và định hướng chuyên sâu kiến thức thực tiễn về pháp luật kinh tế; Tăng cường ý thức pháp luật, kĩ năng nghiên cứu và vận dụng pháp luật để giải quyết các vấn đề pháp lý trong lĩnh vực pháp luật kinh tế, Chương trình đào tạo ngành Luật Kinh tế của Trường Đại học Mở Hà Nội đã có những đổi mới cơ bản theo hướng tăng cường kiến thức thực tiễn và thời gian thực tập, thực hành nghề nghiệp tại các cơ quan bảo vệ pháp luật và các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, bảo đảm khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Luật Kinh tế của Trường Đại học Mở Hà Nội có thể thực hiện các công việc sau:
– Tự thành lập các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý hoặc sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực của nền kinh tế;
– Làm việc cho các văn phòng, công ty luật hoặc hành nghề luật sư độc lập, tư vấn pháp lý hoặc thực hiện các dịch vụ pháp lý khác;
– Làm luật sư nội bộ, nhân viên pháp chế trong các doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước;
– Làm việc trong các cơ sở giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học pháp lý và đào tạo luật, đặc biệt trong lĩnh vực chuyên ngành luật kinh tế;
– Làm việc trong hệ thống cơ quan các cấp thuộc ngành Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Thi hành án dân sự và Tổ chức trọng tài với vai trò là Thư ký tòa án, Thẩm tra viên, Kiểm tra viên, Thẩm phán, Kiểm sát viên, Chấp hành viên, Trọng tài viên…;
– Làm việc trong hệ thống cơ quan nhà nước các cấp về Xây dựng pháp luật, Thi hành pháp luật, Quản lí nhà nước về kinh tế.
II. GIỚI THIỆU VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH LUẬT
(Mã ngành: 7380101)
Toàn bộ chương trình đào tạo gồm 131 tín chỉ (Không kể giáo dục quốc phòng và giáo dục thể chất). Thời gian đào tạo tối thiểu là 3,5 năm.
Với mục tiêu trang bị cho người học kiến thức cơ bản và toàn diện về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội; nắm vững kiến thức lý luận và định hướng chuyên sâu kiến thức thực tiễn về pháp luật; tăng cường ý thức pháp luật, kĩ năng nghiên cứu và vận dụng pháp luật để giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh trong thực tiễn đời sống, Chương trình đào tạo Ngành Luật, Trường Đại học Mở Hà Nội đã có những đổi mới cơ bản. Trong quá trình học tập, sinh viên thường xuyên được đi thực tập tại các cơ sở hành nghề Luật, như Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan thi hành án, Công ty Luật, Trung tâm tư vấn pháp luật, Phòng công chứng, Bộ phận pháp chế của các doanh nghiệp, Ủy ban nhân dân các cấp…nhằm giúp sinh viên tăng cường hiểu biết các công việc thực tiễn cũng như tăng cường các kỹ năng hành nghề, bảo đảm cho sinh viên khi ra trường có thể tìm được ngay những công việc phù hợp. Với nội dung và cách thức tổ chức đào tạo mới, sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Luật Trường Đại học Mở Hà Nội có thể thực hiện các công việc sau đây:
– Tự thành lập các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý hoặc sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực của nền kinh tế;
– Làm việc cho các văn phòng, công ty luật hoặc hành nghề luật sư độc lập, tư vấn pháp lý hoặc thực hiện các dịch vụ pháp lý khác;
– Làm luật sư nội bộ, nhân viên pháp chế trong các doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước;
– Làm việc trong các cơ sở giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học pháp lý và đào tạo luật;
– Làm việc trong hệ thống cơ quan các cấp thuộc ngành Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Thi hành án dân sự và Tổ chức trọng tài với vai trò là thư ký tòa án, thẩm tra viên, kiểm tra viên, thẩm phán, kiểm sát viên, chấp hành viên, trọng tài viên…;
– Làm việc trong hệ thống cơ quan nhà nước các cấp về Xây dựng pháp luật, Thi hành pháp luật, Thanh tra nhà nước, Thuế, Hải quan, Kiểm lâm, Công an, Biên phòng, Bộ phận pháp chế, Nhân sự, Trợ lí…
III. GIỚI THIỆU VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH LUẬT QUỐC TẾ
(Mã ngành: 7380108)
Toàn bộ chương trình đào tạo gồm 131 tín chỉ (Không kể giáo dục quốc phòng và giáo dục thể chất). Thời gian đào tạo tối thiểu là 3,5 năm.
Với mục tiêu trang bị cho người học kiến thức cơ bản về pháp luật, về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội; nắm vững kiến thức lý luận và định hướng chuyên sâu kiến thức thực tiễn về pháp luật quốc tế; tăng cường ý thức pháp luật, kĩ năng nghiên cứu, và vận dụng pháp luật để giải quyết các vấn đề pháp lý trong lĩnh vực pháp luật quốc tế, Chương trình đào tạo ngành Luật Quốc tế của Trường Đại học Mở Hà Nội đã đổi mới cơ bản theo hướng tăng cường kiến thức thực tiễn; tăng cường thời gian thực tập, thực hành nghề nghiệp tại các cơ quan hành nghề luật, các tổ chức quốc tế, bảo đảm sau khi tốt nghiệp ngành luật Quốc tế tại Trường Đại học Mở Hà Nội, sinh viên có thể thực hiện được các công việc sau:
– Tự thành lập các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý hoặc sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực của nền kinh tế;
– Làm việc cho các văn phòng, công ty luật hoặc hành nghề luật sư độc lập, tư vấn pháp lý hoặc thực hiện các dịch vụ pháp lý khác;
– Làm luật sư nội bộ, nhân viên pháp chế trong các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các tổ chức trong và ngoài nước;
– Làm việc trong các cơ sở giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học pháp lý và đào tạo luật, đặc biệt trong lĩnh vực chuyên ngành luật quốc tế;
– Làm việc trong hệ thống cơ quan các cấp thuộc ngành Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Thi hành án dân sự và Tổ chức trọng tài với vai trò là Thư ký tòa án, Thẩm tra viên, Kiểm tra viên, Thẩm phán, Kiểm sát viên, Chấp hành viên, Trọng tài viên…;
– Làm việc trong hệ thống Cơ quan đối ngoại của Nhà nước các cấp về xây dựng pháp luật, thi hành pháp luật.