– Khoa Luật được thành lập theo quyết định số 1050/GD-ĐT ngày 28/03/1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
– Từ năm 1995 đến nay, Khoa Luật đã đào tạo được hơn 32.000 cử nhân luật theo học các loại hình đào tạo chính qui, văn bằng hai, đào tạo từ xa.
Ban lãnh đạo Khoa:
TS. Hồ Ngọc Hiển – Phó trưởng Khoa
SDT : 0988 567756 – email : hongochien@hou.edu.vn
Tiến sĩ Hồ Ngọc Hiển hiện đang giữ chức vụ Phó Trưởng khoa Luật, Trường Đại học Mở Hà Nội.Tiến sĩ Hồ Ngọc Hiển cũng là tác giả hoặc đồng tác giả của nhiều công trình nghiên cứu, sách chuyên khảo về luật học được áp dụng khi giảng dạy cho bậc đại học hoặc sau đại học.
Sách chuyên khảo:
- Nhu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật đến năm 2030 (NXB Chính trị Quốc gia Sự thật – 2018)
- Về trường phái kinh tế học pháp luật (NXB Chính trị Quốc gia – 2012)
- Các cơ quan bảo vệ pháp luật (NXB Đại học Huế – 2012)
- Trách nhiệm pháp lý của người chưa thành niên (NXB Chính trị quốc gia – 2004)
Công trình nghiên cứu khoa học:
- Pháp luật về hợp đồng trong bối cảnh hộp nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay (Đề tài cấp Bộ, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam – 2019)
- Cải cách pháp luật về doanh nghiệp và đầu tư trong tiến trình hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay (Đề tài cấp Bộ, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam – 2015)
- Nghiên cứu và phân tích chính sách trong quá trình xây dựng luật ở Việt Nam hiện nay (Đề tài Cấp Bộ/Dự án phát triển lập pháp quốc gia, Bộ Tư pháp chủ trì – 2014)
Đào tạo:
Ông Hồ Ngọc Hiển lấy bằng cử nhân Luật Kinh tế tại Đại học Luật Hà Nội năm 1998; lấy bằng Thạc sỹ luật kinh tế tại Đại học Luật Hà Nội năm 2004 và lấy bằng Tiến sĩ luật học chuyên ngành Luật kinh tế tại Viện Nhà nước và Pháp luật / Học viện Khoa học xã hội năm 2012.
TS.Đàm Thị Diễm Hạnh – Phó trưởng Khoa
SDT : 0383906868 – email : dtdhanh@hou.edu.vn
Tiến sĩ Đàm Thị Diễm Hạnh hiện đang giữ chức vụ Phó Trưởng khoa Luật, Trường Đại học Mở Hà Nội . Tiến sĩ Đàm Thị Diễm Hạnh cũng là tác giả hoặc đồng tác giả của nhiều công trình nghiên cứu, sách chuyên khảo về luật học được áp dụng khi giảng dạy cho bậc đại học hoặc sau đại học.
Sách chuyên khảo:
- Sách “Bình luận Luật nhà ở, NXB Lao động , (Bình luận luật nhà ởĐiều 150 – 154; Đ167 – 176) Năm 2018
- Sách “Xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý về tiền ảo trong bối cảnh hội nhập và phát triển” (Chương 4 (Đồng tác giả) Năm 2019.
- Từ khóa pháp luật hình sự và văn bản hướng dẫn thi hành (Đồng chủ biên) Năm 2020.
- Giáo trình Luật dân sự Việt Nam tập 1, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội. NXB Chính trị quốc gia sự thật, năm 2016 (Chương 12: Thừa kế theo pháp luật, thanh toán và phân chia di sản thừa kế).
- Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam tập 2, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội. NXB Chính trị quốc gia sự thật, năm 2017 (Chương 10: Quy định chung về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng)
- Chỉ dẫn tra cứu giải pháp pháp lý trong nội dung 56 án lệ (Đồng chủ biên).
- Sách chuyên khảo: Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo PLVN hiện nay (Tác giả) Năm 2022.
Công trình nghiên cứu khoa học:
- Nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự -Thực trạng và giải pháp (Đề tài :Cấp Bộ -Năm 2018– Thư ký khoa học)
- Những vấn đề lý luận và thực tiễn của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của ngành Kiểm sát nhân dân (Đề tài :Cấp Bộ-Năm 2020 – 2021-Thành viên)
- Công tác nghiên cứu khoa học của Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội – Những vấn đề lý luận và thực tiễn (Đề tài :Cấp Bộ-Năm 2020 – 2021-Thành viên)
Đào tạo:
Bà Đàm Thị Diễm Hạnh lấy bằng cử nhân Luật tư pháp tại Đại học Luật Hà Nội năm 1998 ; lấy bằng đại học 2: Cử nhân Anh Ngữ Năm tốt nghiệp: 1999 ; lấy bằng Thạc sỹ Luật Quốc tế và so sánh tại Đại học Luật và Khoa Luật ĐHTH Lund – Thụy Điển năm 2009 ; lấy bằng Tiến sĩ chuyên ngành Luật kinh tế tại Học viện khoa học xã hội – Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam năm 2021 .
Mục tiêu đào tạo của Khoa Luật:
Đào tạo Cử nhân Luật kinh tế, Cử nhân Luật quốc tế và Cử nhân Luật học ,Thạc sĩ Luật kinh tế theo chương trình đào tạo đại học đã được Bộ Giáo dục và đào tạo phê duyệt.
Sinh viên tốt nghiệp nắm vững kiến thức cơ bản các khoa học pháp lý và hệ thống pháp luật nước Cộng hòa XHCN Việt Nam; pháp luật kinh tế và pháp luật quốc tế.
Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại các doanh nghiệp, văn phòng công ty, văn phòng luật sư …hoặc các cơ quan quản lý nhà nước.
Địa chỉ văn phòng:
Phòng A2.6 Nhà B101 Đường Nguyễn Hiền, Phường Bách Khoa, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Điện thoại: 043.8693573; 043.6230434
Fax: 043.8693573
E-mail: khoaluat@hou.edu.vn
Khu giảng đường:
Tòa nhà D, Số 193 Vĩnh Hưng, Hoàng Mai, Hà Nội.
Điện thoại: 043.6343534
Các loại hình đào tạo:
Trường Đại học Mở Hà Nội cung cấp các chương trình đào tạo đại học để nhận bằng cử nhân Luật kinh tế, Cử nhân Luật quốc tế và Cử nhân Luật theo các hình thức:
- Đại học chính qui:
– Tuyển sinh: thi tuyển khối A (toán, vật lý, hoá học) và khối D1 (văn, toán, tiếng Anh).
– Thời gian tuyển sinh: theo kỳ thi tuyển sinh quốc gia (tháng 7 hàng năm).
– Đối tượng đào tạo: những người có bằng tốt nghiệp THPT hoặc tương đương (bổ túc TH, trung học chuyên nghiệp)
– Thời gian đào tạo: 4 năm
– Cấp bằng: Cử nhân Luật kinh tế / Cử nhân Luật quốc tế / Cử nhân Luật học.
- Hệ vừa học vừa làm:
– Tuyển sinh: thi tuyển khối A (toán, vật lý, hóa học).
– Thời gian tuyển sinh: mỗi năm 2 đợt (vào tháng 4 và tháng 10).
– Đối tượng đào tạo: những người có bằng tốt nghiệp THPT hoặc tương đương (bổ túc TH, trung học chuyên nghiệp, trung học nghề).
– Thời gian đào tạo: 4 năm.
– Cấp bằng: Cử nhân Luật kinh tế ; Cử nhân Luật quốc tế.
- Đại học Văn bằng 2:
– Tuyển sinh: thi tuyển ( hai môn: triết học và tư tưởng Hồ Chí Minh)
– Đối tượng đào tạo: những người đã có một bằng tốt nghiệp đại học.
– Thời gian đào tạo: 24 tháng + thời gian bổ trợ kiến thức tuỳ theo từng khối ngành (tổng thời gian đào tạo khoảng 2 năm rưỡi).
– Cấp bằng: Cử nhân Luật kinh tế ; Cử nhân Luật quốc tế; Cử nhân Luật học.
- Đại học Từ xa:
– Xét tuyển (không thi tuyển).
– Thời gian tuyển sinh: mỗi năm 2 đợt; đợt 1 từ tháng 3 đến tháng 5; đợt 2 từ tháng 9 đến tháng 11.
– Đối tượng đào tạo: những người có bằng tốt nghiệp THPT hoặc tương đương (bổ túc TH, trung học chuyên nghiệp, trung học nghề).
– Thời gian đào tạo: 4 năm
– Cấp bằng: Cử nhân Luật kinh tế.